Tòa nhà phức hợp chọc trời Chaoyang Park Plaza ở Trung Quốc được thiết kế mô phỏng hình đồi núi và hồ nước như trong các bức tranh phong cảnh.
"Mỗi kiến trúc sư vĩ đại là một nhà thơ lớn. Họ cũng phải là một “thông dịch viên” để hiểu được thời gian, ngày và độ tuổi của chính mình.” Đó là những lời của một kiến trúc sư vĩ đại, Frank Lloyd Wright, người có tầm nhìn từ những thiết kế hài hòa và quy hoạch đô thị đổi mới đến các kiến trúc hữu cơ và có thương hiệu riêng của mình. Wright không chỉ là một “thông dịch viên” đối với thời gian của chính ông mà ông đã có thể thấy trước những nhu cầu và mong muốn của các thế hệ kế tiếp sau này. Các kiến trúc sư cần thiết phải có một khả năng nhìn xa trông rộng và mọi thiết kế cần hướng về tương lai. Từ một tháp xoay tầng đến một công viên với khả năng làm sạch nước thải, 14 dự án bên dưới chính là “hiện thân” của xu hướng kiến trúc trong thập kỷ tiếp theo.
1. Cây cầu “thôi miên”
Những cây cầu phục vụ việc nối giữa đôi bờ nhằm mục đích đi lại của con người lại là những kỳ công kiến trúc đồ sộ trên các dòng sông! Ấn tượng bởi thiết kế uốn lượn, mềm mại như cây cầu đi bộ qua sông Dragon King Harbour ở Trung Quốc, là sản phẩm của NEXT Architects. Kết cấu công trình bao gồm một chuỗi các băng thép nhấp nhô kết hợp để tạo ra một bề mặt như không có điểm kết thúc, giống một dải Mobius. "Việc xây dựng với các kết nối giao nhau dựa trên chính lý thuyết về vòng Mobius" Kiến trúc sư Michel Schreinemachers của NEXT Architects đã chia sẻ.
Dự án hiện đang được xây dựng. Với các thiết bị chiếu sáng tối tân sẽ làm cây cầu nổi bật khi mặt trời lặn. "Mặt khác, công trình còn đề cập đến một nghệ thuật trang trí dân gian Trung Quốc cổ xưa." Kiến trúc sư John Van De Water cho biết thêm.
2. Tòa nhà chọc trời “biết” xoay
Hình ảnh này chính là dự án tòa nhà chọc trời 80 tầng, được “tưởng tượng” ra bởi Kiến trúc sư David Fisher của Dynamic Architecture vào năm 2008 và là một dự án tương lai của Dubai. Tại sao tòa nhà này lại đặc biệt? Bởi vì công trình đồ sộ này có thể xoay.
Với hình khối khổng lồ và cao ngất, tòa nhà có các tầng được di chuyển rất nhẹ nhàng, hoàn thành một vòng quay 360 độ 90 phút mỗi lần. Bạn có thể quên đi việc phải tìm kiếm một căn hộ hướng đông, các dãy phòng trong kiến trúc sáng tạo này sẽ có đủ mọi hướng. Hơn thế, tòa nhà sẽ được trang bị với một số tua bin gió khổng lồ tạo ra điện và penthouse sẽ có chỗ đậu xe tại chính căn nhờ vào thang máy tiện lợi.
3. Công viên trong nhà
Thiết kế đặc biệt trên với cảnh quan tuyệt đẹp dựa trên lý thuyết về "wild urbanism" (tạm dịch: đô thị hóa hoang dã), hay khái niệm về một "cảnh quan ghép nơi mà thiên nhiên và mọi vật được cùng sinh sống tạo ra một không gian công cộng mới.” Đó cũng chính là dự án thiết kế Zaryadye Park, công viên công cộng mới nhất của Moscow trong hơn 50 năm qua của Diller Scofidio + Renfro (phối hợp với Hargreaves Associates và Citymakers).
Công trình sẽ có bốn cảnh quan bao gồm lãnh nguyên, thảo nguyên, rừng và đất ngập nước với khí hậu được điều hòa cho phép công viên hoạt động như một không gian công cộng trong suốt mùa đông khắc nghiệt ở nước Nga. Về cơ bản, các môi trường trong nhà sẽ liên quan đến nhiệt độ, kiểm soát gió và ánh sáng ban ngày được mô phỏng 24/7. "Zaryadye Park sẽ là hiện thân của quá khứ và cũng chính là tương lai." Diller Scofidio + Renfro chia sẻ.
4. Kiến trúc vô hình
Kiến trúc vô hình ngày càng nhận được sự quan tâm lớn, không chỉ có giới chuyên môn. Tất nhiên, có cả công trình LED clad Infinity Tower ở Hàn Quốc. “Kiến trúc vô hình đạt tới một hệ thống mặt tiền LED công nghệ cao sử dụng một loạt các camera để gửi hình ảnh thực lên bề mặt phản xạ của tòa nhà.” Nhưng cũng có thể cấu trúc công trình sẽ ngắn hơn, ít hào nhoáng hơn như thiết kế của Kiến trúc sư STPMJ. Tòa bộ thiết kế được làm bằng gỗ và bao phủ bởi lớp gương phim. Ý tưởng được sử dụng để "làm mờ ranh giới nhận thức" giữa các đối tượng và thiết lập. Đây là một thiết kế rất ấn tượng với khả năng làm cho ranh giới của những gì vô hình thực sự có nghĩa!
5. Nhà trên bãi biển
Dionisio González đã thiết kế một “pháo đài” tương lai đầy thơ mộng trên bãi biển, được làm từ sắt và bê tông. Đó là một dinh thự đặc biệt, có thể là ngôi nhà bãi biển, một cái hầm hay một tàu không gian. Nằm ngoài bờ biển Alabama trong vịnh Mexico, các vùng đất nhỏ này được biết đến khi phải trải qua những cơn bão thảm khốc. Một cơn bão đổ bộ vào đảo nhỏ với khoảng 1.200 người dân đang sinh sống, nó sẽ rửa sạch bờ biển, cuốn trôi mọi thứ và để lại người dân với việc phải xây dựng lại ngôi nhà của mình.
González tạo ra bản thiết kế giả thuyết cho một “pháo đài” của chính mình. Tuy nhiên, dự án chưa dự kiến để thực hiện, nhưng chắc chắn, công trình sẽ vẽ ra một bức tranh thú vị của những ngôi nhà trên bãi biển trong tương lai.
6. Tòa nhà chọc trời với lớp áo đặc biệt
Burj Khalifa của Dubai được biết đến rộng rãi như là một trong những tòa nhà cao nhất thế giới với một con số khổng lồ 2,716.5 feet và 160 tầng. Cấu trúc của chính tòa nhà thật sự quyến rũ, nhưng thậm chí còn hấp dẫn hơn nữa khi tòa nhà chọc trời cao chót vót được bọc trong một lớp vỏ khổng lồ được làm bằng vật liệu có tính phản chiếu.
Tấm phủ quấn quanh toàn bộ tòa nhà, từ chóp đến tận mặt đất bằng vật liệu siêu nhẹ, phản xạ và trong suốt. Ngoài ra, lớp vỏ sẽ phản ánh những cảnh quan đô thị rộng lớn xung quanh, biến Burj Khalifa thành một tấm gương lớn khổng lồ.
7. Nhà máy năng lượng xanh
Những công trình tương lai “nói” gì với môi trường sống xung quanh? Tại sao không cung cấp cho các nhà máy bằng màu tươi mát của thảm thực vật xanh ngắt, điều đó sẽ phục vụ cùng lúc hai chức năng: làm đẹp cho công trình và cung cấp một phương pháp mới để đối phó với lượng khí thải CO2.
Công ty kiến trúc AZPA (Alejandro Zaera - Polo Arquitectura) đã lên kế hoạch để biến các nhà máy điện Wedel Vattenfall ở Đức thành một cụm công nghiệp mới, trong đó sẽ được xây dựng các vỏ bọc bởi một lớp gấp nếp bằng cây dây leo. Kế hoạch này sẽ không chỉ làm tăng thẩm mỹ bên ngoài của nhà máy, nó còn tạo ra một vỏ bọc cây xanh hấp thụ khí thải CO2. AZPA đã mô tả những tưởng tượng như là "một nỗ lực để giải quyết các cuộc xung đột giữa các hệ sinh thái tự nhiên và môi trường nhân tạo."
8. Kiến trúc hữu cơ
Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại MoMA PS1 đã chọn Hy-Fi, tòa tháp tròn bằng gạch hữu cơ có tính phản xạ là dự án chiến thắng của chương trình Young Architects Program’s (YAP) lần thứ 15. Tòa nhà sẽ được xây dựng bằng cách sử dụng một phương pháp mới, thiết kế sinh học kết hợp với chất liệu hoàn toàn hữu cơ.
Tòa tháp là sự sắp xếp độc đáo của hai vật liệu mới: gạch hữu cơ được làm từ thân cây ngô và cấu trúc rễ sống đặc biệt; gạch phản xạ được thiết kế bởi 3M. Hy-Fi sẽ là công trình quy mô đầu tiên tuyên bố gần như không thải khí carbon trong quá trình xây dựng.
9. Máy in 3D trong xây dựng
Tương lai của thiết kế công trình kiến trúc ít nhiều sẽ được hỗ trợ bằng công nghệ in 3D, đặc biệt đối với phần nội thất công trình. Là một phần của dự án "Digital Grotesque", The duo 3D được in toàn bộ thành căn phòng khối lập phương 16 mét vuông trang trí với đồ nội thất như một nhà thờ của tương lai.
"Chúng tôi mong muốn tạo ra một kiến trúc mà không tuân theo phân loại nào", tuyên bố của nhóm thiết kế, "Digital Grotesque là sự hỗn loạn và trật tự, tự nhiên và nhân tạo, tuân theo kiến trúc trong nước và cả nước ngoài…”
10. Bể bơi nổi
“Dự án sẽ có hình dạng của một hồ bơi nổi sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Và nếu có hồ bơi trong tương lai, có thể chúng trông như thế này”
Các kiến trúc sư Archie Lee Coates IV, Dong-Ping Wong và Jeff Franklin công bố rằng họ đang xây dựng phiên bản thử nghiệm bể bơi nổi và sau đó, chúng sẽ được thử nghiệm trong điều kiện thực sông. Những hồ bơi này rất khác vì nó được thiết kế để lọc nước sông an toàn, được neo vào lòng sông và có một lối đi vào bờ. Tuy nhiên, một vị trí lâu dài cho công trình vẫn chưa được xác định. “Dự án vẫn cần sự chấp thuận của chính phủ” các nhà thiết kế cho biết.
11. Phòng hòa nhạc bơm phồng
Từ bên ngoài, hội trường giống như một sinh vật khổng lồ phát sáng và có vỏ màu. Nhưng dưới hình thức quả cầu khí như thế này, đây là phòng hòa nhạc đầu tiên trên thế giới, mang tên "Ark Nova". Nhà điêu khắc người Anh Anish Kapoor và kiến trúc sư người Nhật Arata Isozaki đã hợp tác để tạo ra các cấu trúc, khi phải các buổi hòa nhạc được lưu diễn qua các khu vực của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi trận động đất năm 2011 và sóng thần, ý tưởng mới lạ là một chiến lược thiết kế sáng tạo có giá trị rất lớn.
"Tôi rất vinh dự khi được yêu cầu thiết kế Ark Nova cho vùng Tohoku." Kapoor chia sẻ , "... Tôi hy vọng rằng sự tàn phá có thể được khắc phục bằng cách sáng tạo. Âm nhạc có thể cung cấp cho niềm an ủi và đưa cộng đồng sát lại với nhau, làm như vậy có thể giúp chúng ta nhìn thấy rằng chúng ta không đơn độc”.
12. Tòa nhà gỗ
Tòa nhà chọc trời bằng gỗ có thể không ấn tượng như tháp xoay nhưng ý tưởng xây dựng 34 tầng bằng gỗ là điều đáng kinh ngạc.
CF Møller Architects và DinnellJohansson đã dành chiến thắng tại cuộc thi kiến trúc HSB Stockholm với dự án tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới. Và thiết kế là một trong ba tòa nhà cao tầng siêu hiện đại được lên kế hoạch cho trung tâm thành phố Stockholm trong năm 2023, nhưng chỉ có một trong những đề xuất này sẽ thực sự được xây dựng.
13. Sponge Park
Khu vực kênh đào Gowanus Canal ở New York là một mảnh đất với nhiều chất thải độc hại, nước ô nhiễm và nước thải thô. Một dự án nhỏ có tên gọi là "Sponge Park" được hy vọng sẽ chuyển đổi địa phương này, cung cấp một mô hình cho thiết kế đô thị trong tương lai.
Các công ty kiến trúc lên kế hoạch để sử dụng một hệ thống cảnh quan vùng đệm và vùng đất ngập nước xử lý việc làm chậm, hấp thụ, và lọc mọi chất gây ô nhiễm trước khi chúng ra đến con kênh. Vì vậy, không chỉ Sponge Park biến 11,4 hecta ruộng bị ô nhiễm thành những bờ sông hiền hòa mà nó sẽ cung cấp một phương tiện để hấp thụ các chất ô nhiễm có hại ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.
14. Tòa nhà mô phỏng tự nhiên
Trong năm 2014, công ty kiến trúc Trung Quốc công bố dự án Chaoyang Park Plaza, một tòa nhà chọc trời bao gồm khu văn phòng và không gian công với hình dáng mô phỏng đồi núi và hồ nước như được miêu tả trong các bức tranh phong cảnh Trung Quốc. Công trình hiện nay đang được xây dựng tại Bắc Kinh.
"Bằng cách chuyển các tính năng như một bức tranh vẽ phong cảnh cổ điển, chẳng hạn như hồ, suối, rừng, suối, thung lũng, và đá… vào cảnh quan thành phố hiện đại, tạo ra một sự cân bằng giữa mật độ đô thị cao và cảnh quan thiên nhiên", các kiến trúc sư chia sẻ.
Hy vọng, các công trình sẽ được xây dựng thành công như nhưng biểu tượng kiến trúc mới của thế giới trong tương lai!
Đăng nhận xét