Hai thôn Tà Lang - Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) trở thành điểm đến mới thu hút du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Nơi đây hấp dẫn du khách với vẻ đẹp hoang sơ và khí hậu mát mẻ, nổi tiếng nhất là suối Vũng Bọt và Khe Đương.
< Toàn cảnh suối Vũng Bọt - con suối nằm ở khu vực trung tâm của Tà Lang – Giàn Bí.
Thành phố Đà Nẵng lâu nay được cả nước biết đến với thương hiệu “thành phố đáng sống”, hay thành phố của những bãi biển dài xanh mướt. Ít ai biết trong lòng thành phố này có một làng Cơ Tu hiền hòa và êm đềm.
< Theo người dân địa phương, Vũng Bọt là nơi khởi nguồn của sông Cu Đê, là hợp lưu của hai nhánh sông Bắc và sông Nam, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Trong cái gió se se lạnh của buổi sáng sớm những ngày giáp tết, tôi chạy xe ngược từ trung tâm TP.Đà Nẵng mất hơn một giờ đồng hồ để lên tới thôn Tà Làng, Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Ở đây bây giờ đường sá đã khang trang lên nhiều, hai bên bạt ngàn rừng keo lai xanh mít mù. Hai thôn này nằm tiếp giáp với xã Ba của huyện Đông Giang (Quảng Nam).
Theo số liệu của huyện Hòa Vang: Đồng bào Cơ Tu ở đây có 200 hộ với gần 600 nhân khẩu. Người Cơ Tu ở Đà Nẵng là người Cơ Tu vùng thấp. Họ sống tập trung ở 2 xã Hòa Phú và Hòa Bắc (huyện Hòa Vang).Dulichgo
< Tại Vũng Bọt, du khách có thể câu cá, bắt tôm, tắm suối, cắm trại qua đêm. Du khách sẽ an toàn hơn khi đi cùng người dân địa phương, những người am hiểu về con suối. Với những du khách muốn cắm trại thì thời điểm thích hợp nhất là tầm 2 giờ chiều hôm trước đến sáng ngày hôm sau.
Trong kháng chiến chống Mỹ, họ sống ẩn tại những khu rừng rậm thuộc huyện Hiên, nay là huyện Đông Giang (Quảng Nam). Từ khi chiến tranh kết thúc, họ bắt đầu trở về định cư ở thôn Phú Túc (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) và thôn Tà Làng, Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang).
Theo ông Hồ Công - nguyên Chủ tịch huyện Hiên (Quảng Nam) thì người Cơ Tu ở Hòa Phú, Hòa Bắc cũng như người Cơ Tu ở các xã vùng thấp của huyện Hiên như xã Ba, xã Tư đều có cùng gốc gác.
Các già làng truyền lại rằng, tổ tiên của họ trước đây ở khu vực Nam Ô - Liên Chiểu (Đà Nẵng), do chiến tranh họ chạy lên các khu rừng ở Quảng Nam để sinh sống. Điều này chứng tỏ tổ tiên người Cơ Tu vùng thấp ngày xa xưa đã sống ở khu vực Đà Nẵng bây giờ.
Gặp già làng của thôn Tà Làng, tôi được giới thiệu tên ông là Trương Lăng Nhơi. Thấy lạ vì đồng bào Cơ Tu thường mang họ A lăng, Briu… Già làng Nhơi cho biết bây giờ chuyển về sống chung với người Kinh nên tên họ cũng thay đổi. Tất cả trẻ em trong thôn đều mang họ mới, không có ai mang theo họ của ông bà nữa. Đồng bào lấy họ của người Kinh để tiện cho con cháu của mình sau này đi học, dễ xin việc làm. Tuy nhiên theo già làng Nhơi, tổ chức xã hội của đồng bào Cơ Tu ở đây cũng không khác gì những người anh em ở vùng cao thuộc dãy Trường Sơn.
< Cách suối Vũng Bọt khoảng 3km là Khe Đương (thuộc thôn Tà Lang). Đây là một điểm đến thú vị với những ai thích hòa mình vào dòng nước suối mát lạnh. Muốn đến được đây, du khách phải băng qua một con suối nhỏ, không sâu nhưng đá trơn trượt và một con đường dốc nhỏ chừng 1km, hơi khó đi với những ai lần đầu trải nghiệm.
Già làng vẫn là thủ lĩnh tinh thần, nhà gươl là trái tim của cả làng - nơi thường diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cộng đồng. Mối quan hệ gia đình và cộng đồng được đánh dấu một cách rõ ràng qua các tập tục, nghi lễ và cả những sinh hoạt hằng ngày. Nhà gươl vẫn là nơi để hội đồng già làng họp bàn và phán quyết những vấn đề hệ trọng mang tính sống còn của cộng đồng, là nơi để tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của buôn làng.
Người Cơ Tu lập làng, dựng nhà đều chọn đất. Làng thường được lập theo hình vòng tròn hoặc hình bầu dục, từng ngôi nhà cận kề nhau, mái nhà có hình mu rùa, ở giữa có một ngôi nhà gươl - người Cơ Tu gọi gươl là ngôi nhà chung.
Nhà gươl của thôn Tà Lang nằm giữa làng, mới được xây dựng cách đây 2 năm với hơn 1.000 ngày công của toàn thể dân làng cộng với sự hỗ trợ của TP. Đà Nẵng. Ở đây các thanh niên trong làng, hay các cụ già vẫn thường xuyên đến ngủ. Tuy nhiên theo già làng Nhơi, phụ nữ, con gái chưa chồng không được đến nhà gươl vì nhà gươl là chốn linh thiêng, là nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên họ.
Cứ đến tháng 4 hàng năm, đồng bào Cơ Tu nơi đây lại tổ chức lễ hội luân phiên giữa 3 thôn: Tà Lang, Giàn Bí và Phú Túc. Khi đó các già làng uy tín nhất như già Nhơi lại lấy sáo rahêm, kèn par ngong (A sàng) ra biểu diễn cho con cháu nghe.
Các luật, tập tục cổ xưa của đồng bào Cơ Tu vẫn được các già làng phổ biến cho con cháu như cấm không cho ai đốt phá rừng đầu nguồn. Nếu ai phá rừng đầu nguồn phải chịu một khoản chi phí cho làng cúng, ít nhất phải có một con heo to, một con dê và gộc rượu.
< Cạnh suối Vũng Bọt, song song với cây cầu nối Tà Lang và Giàn Bí, du khách gặp hình ảnh của 2 trụ cầu đã nhuộm màu rêu phong - người dân ở đây gọi là cầu Sụp.
Ngoài ra, nếu phá cây ch'păr (cây dùng để bắt chim), bọng ong mật (ư'măl), phá đoạn sông ngăn để bắt cá (viêr), hộc nước chủ thường nuôi cá (clong)... thì trong gia đình tự đề ra những hình thức phạt như: Đền bù theo kiểu vật trả vật, phá cái gì trả lại cái đó; nếu không có thì trả bằng dụng cụ sản xuất hoặc sản vật: Rựa, rìu, gạo nếp... Tuy nhiên bây giờ ít ai làm theo các luật này nữa rồi. Đã có nhiều thanh niên Cơ Tu thông thạo rừng dẫn người Kinh vào rừng sâu để đốn cây kiếm tiền. Thấy mà buồn lắm, già Nhơi nói.
< Tại đây, du khách có thể chụp ảnh, tắm suối và thưởng thức cơm lam, thịt nướng tại suối theo tour đặt trước với những hướng dẫn viên là người dân địa phương.
Ngồi nói chuyện cả buổi, đến bữa cơm trưa, anh con trai của già Nhơi săn được con sóc hơn 1kg nướng lên thơm nức mũi. Mấy nhà đồng bào bên cạnh thấy nhà báo đến cũng xuống suối đá bắt cá niêng, ếch núi, hái rau rừng về làm món ăn chuẩn bị đón tiếp tự bao giờ.
- Xuất phát từ đường Ngô Xuân Thu đi lên dọc bờ sông Cu Đê. quang cảnh bờ sông rất đẹp và đi qua ruộng mía lớn. Có thể dừng lại uống nước mía rồi chụp ảnh và đi tiếp.
Dulichgo
< Tại Khe Đương có một cái hồ nhỏ tự nhiên, có độ sâu khoảng 5m.
- Lên đến đường rẽ qua Cầu treo để sang UBND Xã Hòa Bắc. Cầu treo này đẹp và có thể đứng trên cầu treo ngắm cảnh sông núi và chụp ảnh.
- Qua cầu treo rẻ trái đi lên khoảng 10km nữa đến Thôn Giàn Bí. Nhìn thầy chữ Quán Cơm Vườn Cau. Có thể dừng lại uống cà phê rồi nói chuyện với bà con. Sau đó lên Bãi sạn của thôn Giàn Bí Chụp ảnh.
- Tiếp tục sang thôn Tà Lang. Có thể ngắm nhà guol và đi bộ tham quan thôn. Sau đó về quán Vườn Cau ăn cơm trưa. Nếu có sức đi tiếp thì.
- Chiều sẽ đi đến Thác của thôn Tà Lang. Chụp ảnh và trải nghiệm nhưng để đi được đến thác phải lội qua 2 con suối nhỏ. cần có người địa phương dẫn đi. Lên đến nơi sẽ ngắm cảnh núi rừng hoang sơ và cảnh thác rất đẹp.
< Khác với Vũng Bọt, Khe Đương không thích hợp để cắm trại qua đêm. Khách đến tham quan nơi này nên đi trong khoảng thời gian tầm 10 giờ đến 16 giờ.
Đăng nhận xét